Pin sạc dự phòng là một phụ kiện không thể thiếu dành cho smartphone và nhiều thiết bị hiện nay. Hẳn là có rất nhiều người thắc mắc rằng, tại sao pin sạc dự phòng không đủ 100% dung lượng như thông số? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này một cách đơn giản nhất.
Có một ví dụ như sau: Khi bạn mua một viên pin dự phòng 10.000 mAh, theo lý thuyết, nếu điện thoại bạn có mức pin 2000 mAh, bạn có thể dùng nó sạc đầy được tối đa 5 lần cho điện thoại của mình, tuy nhiên thực tế sử dụng, bạn chỉ có thể sạc điện thoại khoảng 3 đến 4 lần thì viên pin dự phòng này đã hết.
Có thể thấy, dung lượng sử dụng thực tế (sạc cho thiết bị khác) của pin dự phòng luôn luôn nhỏ hơn thông số trên pin. Và tất nhiên, không có sự nhầm lẫn hay gian dối nào ở đây cả mà có rất nhiều nguyên nhân cho điều này.
Chiếm đa số trong sự “sụt giảm” lượng pin chính là quá trình tăng áp của mạch sạc. Cụ thể, các cell pin (thường là Lithium Polymer hoặc Lithium Ion) sẽ có điện áp cố định là 3.7V, trong khi điện thoại cần tới dòng 5V để có thể sạc được. Lúc này, mạch sạc sẽ tiến hành tăng áp từ 3.7V lên 5V, quá trình này sẽ “sản sinh” ra một lượng điện mới để sạc vào điện thoại (lượng điện này sẽ nhỏ hơn lượng điện có trong pin).
Đồng thời, trong quá trình sử dụng còn có khá nhiều những nguyên nhân khác gây thất thoát điện năng của pin sạc dự phòng.
- Thứ nhất, khi mạch sạc “kích” dòng lên mức tiêu chuẩn 5V, thì ở cổng micro-USB có một mạch khác lại hạ áp xuống mức 4.3V để tránh cháy nổ. Quy trình hạ áp này sẽ tiêu tốn thêm khoảng 5% lượng điện năng của pin dự phòng.
- Thứ hai, khi hoạt động thì nhiệt phát sinh từ pin dự phòng và thiết bị cũng làm hao hụt năng lượng dự trữ trong các cell pin của pin sạc dự phòng.
- Thứ ba, trường hợp vừa cắm sạc vừa sử dụng thiết bị di động, lúc này pin sạc dự phòng phải vừa sạc thêm vừa cấp điện cho thiết bị nên sẽ hao hụt pin nhanh hơn, ngoài nguy cơ mất an toàn, điều này cũng gây thất thoát lượng điện năng rất lớn, không thể kiểm soát.
- Thứ tư, việc sạc cùng lúc 2 thiết bị cả hai cổng output (nhất là 2 dòng khác nhau 1A, 2A), làm cho dòng điện và hiệu điện thế sử dụng không đều, khiến lượng pin hao hụt nhiều hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khó kiểm soát khác như nhiệt độ môi trường, cáp sạc kém chất lượng, … hay chính tuổi thọ của viên pin dự phòng cũng làm ảnh hưởng đến dung lượng thực của chúng.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sạc dự phòng. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Sạc dự phòng 2020 qua số hotline để được tư vấn miễn phí lựa họn mua sản phẩm tốt nhất bạn nhé.
0 Nhận xét